1. Nhút Thanh Chương
Ở Nghệ An nói chung và Thanh Chương nói riêng, nhút là thức ăn dân dã, truyền thống của mọi gia đình. Nhút thường được làm từ mít xanh hoặc xơ mít chín và muối trắng. Với mít non sau khi hái xuống, gọt vỏ ngoài, người ta không rửa mà dùng lá chuối khô lau đến hết nhựa. Mít được băm thành sợi nhỏ, ngắn rồi cho vào cối giã, ngâm nước muối rồi vắt. Tiếp đó hỗn hợp này được bỏ vào vại sành, khoả đều, phủ đậy bằng một chiếc vửng đan bằng nứa, chặn đá, đổ tiếp nước muối, ủ khoảng 3 đến 6 ngày là dùng được. Nhút có thể chấm nước mắm, làm nộm, xào, nấu canh.
2. Cam Vinh
Cam Vinh là đặc sản trái cây được rất nhiều người ưa chuộng, cam vinh không đẹp mã những các loại cam khác tuy nhiên chất lượng thì ngon hơn hẳn, hương vị cam Vinh cũng gây sự khó tả cho người ăn. Cam vinh thường thu hoạch những tháng gần tết nên nếu bạn có đến dịp này mới được thưởng thức nhiều nhất.
Các bạn có thể tìm hiểu về đặc sản cam vinh xứ nghệ tại website: http://dacsancamvinh.net/
2. Tương Nam Đàn
Nói đến “nhút Thanh Chương” thì không thể bỏ qua “tương Nam Đàn”. Nguyên liệu chính để làm tương toàn là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày: đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước. Ngô và đậu rang, xay, ngâm rồi phơi (ngô không ngâm, ủ với lá nhãn làm mốc), đặc biệt đậu chỉ xay hoặc giã vỡ đôi, vỡ ba, không vỡ vụn như tương bần miền Bắc, đảm bảo khi lấy ra bát thấy mẻ đậu như từng con thuyền bé xíu nổi trên mặt bát nước vàng óng.
Tương có thể dùng làm nước chấm, kho với cá thịt hoặc đơn giản hơn là chan ăn với cơm không. Ăn tương, ta cảm nhận được vị mát lành của hương phù sa trong từng hạt đỗ, hương thơm của ruộng đồng trong nếp xôi, vị mặn mòi của biển cả trong hạt muối và vị nồng ấm của mạch đất quê hương qua từng giọt nước.
3. Bánh đa Đô Lương
Dù bánh đa phổ biến ở nhiều vùng miền khắp cả nước nhưng bánh đa Đô Lương, Nghệ An vẫn được nhiều người nhắc đến khi nói về bánh đa ngon. Bánh được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Nguyên liệu tuy đơn giản, dễ kiếm nhưng để có một chiếc bánh ngon đòi hỏi rất nhiều công phu. Gạo phải trắng, tuyệt đối không lẫn trấu hay cám. Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn với vừng (mè) đen, cùng với tỏi giã nhỏ, hạt tiêu được xay mịn và những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh chín thì vớt ra, cho lên giá phơi cho đến khi khô giòn. Công đoạn tráng bánh khá công phu và là khâu quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Bánh đa là thứ bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc ăn riêng đều rất ngon.
4. Bánh đa xúc hến
Bánh đa xúc hến là món nhậu quen thuộc những dịp bạn bè gặp nhau của người dân xứ Nghệ. Hến ăn kèm phải là những con hến được đãi từ sông Lam béo và sạch rồi xào cùng mỡ. Những miếng bánh đa Đô Lương giòn tan lúc này sẽ biến thành những chiếc thìa cho ta nhẩn nha xúc những con hến ngon lành và cảm nhận hương vị ngọt, thơm, cay, bùi, béo đầy quyến rũ. Món bánh đa xúc hến không thể thiếu được một số gia vị như ớt, rau sống và lạc giã dập.
5. Cháo lươn, súp lươn
Đến Nghệ An mà không thưởng thức cháo lươn, súp lươn thì quả là đáng tiếc. Cả 2 món đặc sản chế biến từ lươn này đều có vị cay nồng đặc trưng. Cháo lươn Nghệ An không xào thịt lươn đến săn khô như cháo lươn ở Hà Nội mà miếng lươn đước để nguyên, vẫn mềm, ngọt, thấm đậm vị thơm cay của hành, của ớt, của tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ. Bát cháo múc ra được điểm mầu xanh của lá hành tăm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn.
Ngoài cháo lươn, súp lươn cay từ lâu đã là niềm tự hào của người dân nơi đây. Lươn được chế biến thơm nức mũi với vị cay nồng cộng hưởng với mùi thơm đặc biệt từ rau răm và một ít cốt chanh khiến cho bát súp không thế hấp dẫn hơn. Ăn kèm cùng với bát súp lươn cay là bánh mỳ được nướng sẵn hay bánh mướt được tráng mỏng cộng thêm một nhúm hành khô được rắc lên trên, ngoài ra có nhiều người còn ăn kèm cùng bánh đa rất lạ miệng.